Giới thiệu chung về Khoa Khoa học Tự nhiên - Công nghệ

 

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN - CÔNG NGHỆ

1. Tên đơn vị: Khoa Khoa học Tự nhiên - Công nghệ (Faculty of Natural Sciences and Technology)

2. Năm thành lập: 2019

3. Lịch sử hình thành: Khoa Khoa học Tự nhiên - Công nghệ, Trường Đại học Tây Bắc được thành lập theo Quyết định số 596/QĐ-ĐHTB ngày 08/08/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc trên cơ sở hợp nhất của hai Khoa là Khoa Toán - Lý - Tin và Khoa Sinh - Hóa, mà tiền thân là Ban Tự nhiên của Trường Sư phạm cấp 2 khu tự trị Thái Mèo thành lập năm 1960.

4. Nhiệm vụ chính trị, đào tạo

- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học;

- Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức và người lao động

- Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, triển khai các dịch vụ kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của khu vực Tây Bắc.

5. Đội ngũ và cơ cấu tổ chức của Khoa

Hiện nay Khoa có 5 bộ môn gồm: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học và Công nghệ thông tin, có 64 giảng viên cơ hữu (không kể kiêm nhiệm) trong đó có: 01 PGS, 02 GVCC, 21 GVC, 13 Tiến sĩ, 48 thạc sĩ, 12 NCS, 01 cử nhân. Ngoài ra còn có 01 PGS, 05 Tiến sĩ, 04 Thạc sĩ ở Ban Giám hiệu, các phòng, trung tâm tham gia giảng dạy tại khoa.

Khoa đang đào tạo 7 ngành trình độ Đại học gồm: Sư phạm Toán học, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Tin học, Sinh học ứng dụng và Công nghệ thông tin; 3 ngành trình độ thạc sĩ gồm: LL&PPDH bộ môn Toán, Toán Giải tích, Sinh học thực nghiệm; các lớp liên thông, vừa làm vừa học và nhiều khoá học ngắn hạn khác.

6. Ban chủ nhiệm Khoa

Trưởng Khoa: TS. GVC. Lò Thị Mai Thu

 

7. Các bộ môn trực thuộc

           Bộ môn Toán học: Bộ môn Toán học được thành lập theo Quyết định số 786/QĐ-ĐHTB, ngày 4/9/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc. Bộ môn hiện nay bao gồm 11 giảng viên cơ hữu và 03 giảng viên kiêm nhiệm tham gia giảng dạy tại bộ môn, trong đó có 01 PGS, 06 Tiến sĩ và 08 Thạc sĩ. Phần lớn giảng viên có trình độ chuyên môn tốt, nghiệp vụ vững vàng.

           Bộ môn Vật Lý: Bộ môn Vật Lý được thành lập theo Quyết định số 786/QĐ-ĐHTB ngày 04/9/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc. Tổng số giảng viên trong bộ môn là 10, trong đó có 03 Tiến sĩ, 07 Thạc sĩ (4 đang học Nghiên cứu sinh). Các giảng viên trong bộ môn đều được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn tốt, nghiệp vụ vững vàng.

           Bộ môn Hóa học: Bộ môn Hoá học được thành lập theo Quyết định số 786/QĐ-ĐHTB ngày 04/9/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc. Hiện nay Bộ môn gồm 14 giảng viên, trong đó có 5 nghiên cứu sinh. Bộ môn thực hiện giảng dạy các học phần thuộc lĩnh vực Hoá học cho sinh viên chuyên ngành ĐHSP Hoá và các ngành có liên quan.

           Bộ môn Sinh học: Bộ môn Sinh học được thành lập theo Quyết định số 786/QĐ-ĐHTB ngày 04/9/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc. Bộ môn hiện có 22 giảng viên, trong đó có 01 PGS, 07 Tiến sĩ và 14 thạc sĩ (2 NCS đang học tập tại nước ngoài).

Bộ môn Công nghệ Thông tin (CNTT): Bộ môn CNTT được thành lập theo Quyết định số 786/QĐ-ĐHTB ngày 04/9/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc. Bộ môn CNTT hiện nay có 15 giảng viên là thạc sĩ. Nhiệm vụ chính của Bộ môn là giảng dạy chuyên ngành CNTT và ĐHSP Tin học, các học phần Tin học, Tin học ứng dụng, Tin học chuyên ngành cho các ngành học khác; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; hợp tác trong lĩnh vực CNTT.

8. Các ngành đào tạo

8.1. Đào tạo 06 ngành đại học: Đại học Sư phạm Toán học; Đại học Sư phạm Tin học; Đại học Sư phạm Vật lí; Đại học Sư phạm Hoá học; Đại học Sư phạm Sinh học; Kỹ sư Công nghệ thông tin;

8.1.1. Đại học Sư phạm Toán học

Thời lượng đào tạo: 4 năm; tổng số tín chỉ: 136 tín chỉ

Yêu cầu về tiếng Anh:

- Sinh viên K56, K57: Tương đương trình độ bậc 2/khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

- Sinh viên các khóa tiếp theo: Tương đương trình độ bậc 3/khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên các kiến thức thực tế; kiến thức lý thuyết sâu, rộng về nghề sư phạm; những kiến thức về Toán cơ bản, Toán sơ cấp và Toán ứng dụng cũng như các tư duy thuật toán; các tri thức về phương pháp giảng dạy Toán ở trường Trung học phổ thông.

Trang bị cho sinh viên kỹ năng giảng dạy các kiến thức toán cho học sinh trung học phổ thông đáp ứng chương trình, phù hợp với nội dung đổi mới phương pháp dạy và học ở trường Trung học phổ thông hiện nay; kỹ năng tự nghiên cứu học tập để nâng cao trình độ cũng như học lên trình độ cao hơn;

Đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trung học phổ thông về quy mô, chất lượng, hiệu quả nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Các lĩnh vực, triển vọng nghề nghiệp trong tương lai:

- Làm công tác giảng dạy môn Toán ở trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp.

- Làm công tác chuyên môn về Toán tại các cơ sở quản lý giáo dục.

- Thực hiện công việc nghiên cứu trong các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp có ứng dụng Toán học.

- Có đủ điều kiện để học tiếp lên trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

Email liên lạc của khoa đào tạo: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

8.1.2. Đại học Sư phạm Tin học

Thời lượng đào tạo: 4 năm; tổng số tín chỉ: 136 tín chỉ

Yêu cầu về tiếng Anh:

- Sinh viên K56, K57: Tương đương trình độ bậc 2/khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

- Sinh viên các khóa tiếp theo: Tương đương trình độ bậc 3/khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Mục tiêu: Đào tạo sinh viên có kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết sâu, rộng về nghề sư phạm. Biết phương pháp giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học và nghiên cứu khoa học giáo dục. Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học chính trị và pháp luật. Có kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu trong việc giảng dạy môn Tin học. Có kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các quá trình trong một lĩnh vực cụ thể. Có kiến thức cơ bản về quản lý, điều hành về hoạt động chuyên môn.

Đào tạo sinh viên có kỹ năng cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề phức tạp. Có kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi. Có kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm. Có kỹ năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp. Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.

Đào tạo sinh viên đạt yêu cầu chung về đạo đức nghề nghiệp, thái độ tuân thủ các quy tắc nghề nghiệp, trình độ lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng  - an ninh theo quy định hiện hành, có sức khỏe tốt.

Các lĩnh vực, triển vọng nghề nghiệp trong tương lai:

- Làm công tác giảng dạy môn Tin học ở trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp.

- Làm công tác chuyên môn về Tin học tại các cơ sở quản lý giáo dục.

- Thực hiện công việc nghiên cứu trong các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp.

- Làm việc trong các doanh nghiệp về Công nghệ thông tin.       

- Có đủ điều kiện để học tiếp lên trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. 

Email liên lạc của khoa đào tạo: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

8.1.3. Đại học Sư phạm Vật lí

Thời lượng đào tạo: 4 năm; tổng số tín chỉ: 136 tín chỉ

Yêu cầu về tiếng Anh:

- Sinh viên K56, K57: Tương đương trình độ bậc 2/khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

- Sinh viên các khóa tiếp theo: Tương đương trình độ bậc 3/khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Mục tiêu:

Đào tạo Cử nhân Sư phạm Vật lý có kiến thức đầy đủ và chuyên sâu về vật lý, có kiến thức cần thiết về ngành sư phạm, có những hiểu biết cơ bản về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội; Có trình độ và khả năng để giảng dạy môn vật lí ở trường trung học phổ thông, trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học hoặc làm việc trong các cơ sở nghiên cứu, đáp ứng được các yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước;

Có phương pháp tư duy logic, có tiềm lực để tự nâng cao trình độ khoa học và nghiệp vụ sư phạm hoặc tham gia học tập ở bậc học cao hơn, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới giáo dục, có khả năng nghiên cứu khoa học;

  Có đạo đức nghề nghiệp, thái độ tuân thủ các quy tắc nghề nghiệp, trình độ lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng - an ninh theo quy định hiện hành. Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành. Đạt chuẩn Tiếng anh bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.

Các lĩnh vực, triển vọng nghề nghiệp trong tương lai:

- Có đủ năng lực giảng dạy học môn Vật lý ở trường trung học phổ thông;

- Có đủ năng lực tự học, tự nghiên cứu để bước đầu tiếp cận giảng dạy Vật lý ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học;

- Có đủ năng lực nghiên cứu Vật lý ở các trung tâm, các viện nghiên cứu;

- Có đủ năng lực làm việc ở các cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật trên các lĩnh vực: cơ - nhiệt - điện - quang; viễn thông; sản xuất, kinh doanh thiết bị khoa học - kỹ thuật.

Email liên lạc của khoa đào tạo: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

8.1.4. Đại học Sư phạm Hoá học

Thời lượng đào tạo: 4 năm; tổng số tín chỉ: 136 tín chỉ

Yêu cầu về tiếng Anh:

- Sinh viên K56, K57: Tương đương trình độ bậc 2/khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

- Sinh viên các khóa tiếp theo: Tương đương trình độ bậc 3/khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Mục tiêu: Đào tạo Cử nhân Sư phạm hóa học có kiến thức đầy đủ và chuyên sâu về hóa học, có kiến thức cần thiết về ngành sư phạm; Có trình độ và khả năng để giảng dạy môn hóa học ở trường THPT và các trường trung học, cao đẳng chuyên nghiệp; Có phương pháp tư duy lôgíc, có tiềm lực để tự nâng cao trình độ khoa học và nghiệp vụ sư phạm hoặc tham gia học tập ở bậc học cao hơn, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới giáo dục, có khả năng nghiên cứu khoa học.

Các lĩnh vực, triển vọng nghề nghiệp trong tương lai:

Giảng dạy môn hóa học ở các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở và các trường chuyên nghiệp, dạy nghề.

Làm tại các ngành có liên quan đến môi trường như cảnh sát môi trường, sở tài nguyên môi trường và các chi cục môi trường hoặc các tổ chức môi trường.

Email liên lạc của khoa đào tạo: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

8.1.5. Đại học Sư phạm Sinh học

Thời lượng đào tạo: 4 năm; tổng số tín chỉ: 136 tín chỉ

Yêu cầu về tiếng Anh:

- Sinh viên K56, K57: Tương đương trình độ bậc 2/khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

- Sinh viên các khóa tiếp theo: Tương đương trình độ bậc 3/khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Mục tiêu:

- Đào tạo giáo viên trung học phổ thông có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đảm bảo việc dạy Sinh học ở trường phổ thông, giải quyết được những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học, giáo dục bằng con đường tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học. Biết xây dựng các giả thuyết khoa học, soạn đề cương nghiên cứu, triển khai nghiên cứu, viết báo cáo khoa học, ứng dụng triển khai kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Có khả năng đáp ứng các yêu cầu về đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục ở phổ thông, có đủ năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thiết bị tiên tiến, hiện đại trong dạy học để nâng cao chất lượng giờ dạy. Đồng thời nắm được các nhiệm vụ phát triển giáo dục về quy mô, chất lượng, hiệu quả… phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có khả năng học tập nâng cao lên trình độ Thạc sỹ và Tiến sỹ. Hiểu được các kiến thức về tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục, khoa học đã được đào tạo để tích hợp giáo dục dân số, môi trường, sức khỏe sinh sản vị thành niên, phòng chống HIV/AIDS, lạm dụng ma túy và các tệ nạn xã hội khác vào nội dung bài học sinh học.

- Trang bị cho người học các kĩ năng: thực hành được các nội dung trong sinh học phổ thông. Có được những kĩ năng cơ bản trong nghiên cứu khoa học: thu thập tài liệu, mẫu vật; tổng hợp; phân tích và xử lí số liệu. Có kĩ năng và nghiệp vụ sư phạm: trình bày, thể hiện các nội dung, ý tưởng. Có kĩ năng sử dụng các phương tiện dạy học truyền thống và hiện đại trong quá trình làm việc. Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, có khả năng giao tiếp trong công việc.

- Đào tạo được đội ngũ giáo viên Sinh học có phẩm chất chính trị vững vàng, thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có thái độ và tác phong làm việc nghiêm túc, chủ động, sáng tạo, yêu ngành nghề và sẵn sàng phục vụ cho sự nghiệp phát triển khu vực Tây Bắc và của đất nước.

Các lĩnh vực, triển vọng nghề nghiệp trong tương lai:

Người học sau khi ra trường có thể đảm nhiệm nhiều vị trí, vai trò khác nhau để làm những công việc liên quan đến sinh học như:

- Giảng dạy môn Sinh học ở các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở và các trường chuyên nghiệp, dạy nghề.

- Nghiên cứu viên, cán bộ chuyển giao ứng dụng sinh học; tư vấn sinh học; quản lý nhà nước về sinh học; tự khởi sự ứng dụng sinh học vào sản xuất ở địa phương.

- Công tác tại các ngành có liên quan đến môi trường như cảnh sát môi trường, sở tài nguyên môi trường và các chi cục môi trường hoặc các tổ chức môi trường.

Email liên lạc của khoa đào tạo: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

8.1.6. Đại học Công nghệ thông tin

Thời lượng đào tạo: 4 năm; tổng số tín chỉ: 136 tín chỉ

Yêu cầu về tiếng Anh:

- Sinh viên K56, K57: Tương đương trình độ bậc 2/khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

- Sinh viên các khóa tiếp theo: Tương đương trình độ bậc 3/khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Mục tiêu: Người học sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ thông tin:

- Có phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp tốt, có lòng yêu nghề, năng động, trách nhiệm cao trong công việc.

- Vận dụng được vào thực tế những kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên, kiến thức nền tảng vững vàng về Công nghệ thông tin

- Vận dụng được vào thực tế những kiến thức về Công nghệ thông tin, kiến thức chuyên môn sâu trong một hướng nghề lựa chọn; có khả năng phân tích nhu cầu, xác định vấn đề, lập kế hoạch và dẫn dắt chuyên môn, tìm tòi giải pháp hiệu quả cho vấn đề thực tế; Có khả năng tự nâng cao kiến thức và phát triển sự nghiệp.

- Thực hiện thành thạo các công việc thuộc chuyên môn được đào tạo; Khả năng ứng dụng các khái niệm và kỹ thuật, công nghệ mới vào thực tế các vấn đề chuyên môn.

- Làm việc được độc lập hay theo nhóm một cách hiệu quả; Thích nghi tốt với các môi trường làm việc; Tự học hỏi và tiếp cận, áp dụng được các tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực chuyên môn sâu, có phấn đấu vươn lên.

Các lĩnh vực, triển vọng nghề nghiệp trong tương lai:

- Làm chuyên viên trong các cơ quan đơn vị có ứng dụng công nghệ thông tin (hành chính sự nghiệp, viễn thông, điện lực, ngân hàng, tài chính, thương mại, …).

- Làm chuyên gia tin học trong các công ty chuyên về công nghệ thông tin, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất và gia công phần mềm và nội dung số ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Làm việc trong các công ty tư vấn về đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin, hệ thống mạng và truyền thông.

- Làm lãnh đạo trong các nhóm, các công ty phát triển và kinh doanh về các sản phẩm CNTT và Truyền thông.

- Giảng dạy CNTT tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Dạy nghề và các trường Phổ thông (cần thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm).

- Làm nghiên cứu viên trong các trường đại học hay viện nghiên cứu có liên quan đến CNTT.

- Có khả năng tự học để hoàn thiện, bổ sung, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngành CNTT.

- Có khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ.

Email liên lạc của khoa đào tạo: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

8.1.7. Đại học Sinh học ứng dụng

Thời lượng đào tạo: 4 năm; tổng số tín chỉ: 136 tín chỉ

Yêu cầu về tiếng Anh:

- Sinh viên K56, K57: Tương đương trình độ bậc 2/khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

- Sinh viên các khóa tiếp theo: Tương đương trình độ bậc 3/khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Mục tiêu:

- Kiến thức và lập luận ngành: chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức bao gồm kiến thức đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành.

+ Kiến thức đại cương: chương trình cung cấp kiến thức về lý luận chính trị, đường lối của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiến thức ngoại ngữ trình độ B1, kiến thức tin học cơ sở, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng… để nâng cao trình độ về chính trị, tư tưởng, đồng thời tạo nền tảng cho việc tiếp thu kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành.

+ Kiến thức cơ sở ngành: trang bị những kiến thức sinh học cơ bản như kiến thức sinh học đại cương, kiến thức các quá trình sinh lý, hóa sinh, di truyền, sinh học phân tử, kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học... giúp người học có kiến thức mở rộng để nghiên cứu về sinh học và ứng dụng sinh học, đồng thời là cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp thu khối kiến thức chuyên ngành.

+ Kiến thức chuyên ngành: chương trình cung cấp cho người học khối kiến thức chuyên ngành về mặt lý thuyết, thực tế, thực hành chuyên môn và kỹ năng thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến sinh học ứng dụng trong các trung tâm nghiên cứu khoa học, viện nghiên cứu thuộc ngành Sinh học, Sinh thái học, Môi trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực Sinh học,.... Sao cho khi ra trường sinh viên có thể nắm được các kiến thức cơ bản, chuyên sâu về sinh học ứng dụng và các nghiệp vụ tại các tổ chức, cơ quan quản lý về sinh học ứng dụng, đồng thời có thể thực hành làm việc tại các đơn vị trên. Các kiến thức gồm: kiến thức cây trồng và kỹ thuật canh tác, kiến thức vật nuôi, kiến thức ứng dụng vi sinh vật trong đời sống, kiến thức nuôi cấy mô tế bào thực vật, kiến thức xử lý chất thải,...

+ Kiến thức thực tập và tốt nghiệp: thực hiện chuyên đề và khóa luận tốt nghiệp, tổng hợp kiến thức chuyên ngành sinh học ứng dụng, thực tập thực tế các mô hình sinh học ứng dụng.

- Kỹ năng, phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp: chương trình nhằm đào tạo ra những cử nhân Sinh học ứng dụng có những kỹ năng chuyên môn như:

+ Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề: xác định những vấn đề liên quan đến sinh học ứng dụng; Hệ thống hóa những vấn đề liên quan đến sinh học ứng dụng; Có những giải pháp, đề xuất các hoạt động trong sinh học ứng dụng.

+ Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức: lập giả thuyết, kiểm tra giả thuyết. Nêu ý tưởng, lập kế hoạch và đề xuất vấn đề nghiên cứu. Điều tra và thực hiện thí nghiệm. Thảo luận, thống nhất và đề xuất hướng giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành Sinh học ứng dụng.

+ Khả năng tư duy hệ thống: khái quát hóa hệ thống trong lĩnh vực sinh học ứng dụng, có năng lực nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực sinh học ứng dụng; giải quyết các vấn đề phát sinh, những tương tác trong sinh học ứng dụng.

+ Kỹ năng và phẩm chất cá nhân: có khả năng thao tác chính xác trong phòng thí nghiệm, chủ động và tự tin trong công việc, quản lý và sắp xếp thời gian hiệu quả, có tính kiên trì và linh hoạt trong công việc, khả năng thích ứng công việc cao, kỹ năng làm việc theo nhóm, tư vấn chuyên môn.

+ Kỹ năng và phẩm chất đạo đức cá nhân: đào tạo được những cử nhân trình độ Đại học Sinh học ứng dụng có phẩm chất chính trị tốt, có nhận thức cao về đạo đức nghề nghiệp; có phẩm chất nhân văn, luôn hòa đồng với bạn bè, đồng nghiệp.

+ Kỹ năng và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: có tính chuyên nghiệp cao, trung thực và trách nhiệm trong công việc, chủ động lên kế hoạch cho công việc, luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực sinh học ứng dụng.

+ Kỹ năng và phẩm chất đạo đức xã hội: thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, kỹ năng ứng xử với các tổ chức xã hội.

- Kỹ năng và phẩm chất giữa các cá nhân.

+ Làm việc theo nhóm: thành lập và tổ chức nhóm làm việc, khả năng quản lý và lãnh đạo nhóm, duy trì và phát triển nhóm, hợp tác kỹ thuật.

+ Giao tiếp: giao tiếp bằng văn viết, giao tiếp điện tử, đa truyền thông, giao tiếp khuyến nông, biết tận dụng kỹ thuật để diễn đạt được các ý tưởng.

+ Giao tiếp sử dụng ngoại ngữ: có khả năng sử dụng Tiếng Anh giao tiếp.

-  Năng lực thực hành nghề nghiệp.

+ Nhận thức bối cảnh xã hội và ngoại cảnh: các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Sinh học ứng dụng, những lợi ích từ việc ứng dụng Sinh học ứng dụng, vai trò và trách nhiệm của người cử nhân Sinh học ứng dụng.

+ Nhận thức bối cảnh tổ chức: nắm được quy mô, mục tiêu và sứ mạng của tổ chức. Thích ứng được với các môi trường làm việc khác nhau.

+ Hình thành ý tưởng: Thiết lập được các mục tiêu cụ thể. Phác thảo mô hình và diễn giải để giải quyết mục tiêu.

+ Xây dựng phương án: xây dựng được kế hoạch nhằm giải quyết các mục tiêu.

Các lĩnh vực, triển vọng nghề nghiệp trong tương lai:

Người học sau khi ra trường có thể đảm nhiệm nhiều vị trí, vai trò khác nhau để làm những công việc liên quan đến sinh học ứng dụng, chẳng hạn như nghiên cứu viên, cán bộ chuyển giao ứng dụng sinh học; tư vấn ứng dụng sinh học; quản lý nhà nước về sinh học ứng dụng; tự khởi sự ứng dụng sinh học vào sản xuất ở địa phương.

Email liên lạc của khoa đào tạo: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

8.2. Các ngành đào tạo Thạc sĩ: LL&PPDH bộ môn Toán; Toán Giải tích; Sinh học thực nghiệm.

8.2.1. Lý luận và phương pháp dạy học Bộ môn Toán

Thời lượng đào tạo: 2 năm; tổng số tín chỉ: 60 tín chỉ

 Yêu cầu về Ngoại ngữ: Học viên đạt trình độ ngoại ngữ tối thiểu từ bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương theo quy định tại Thông tư 15/2014 BGDĐT ngày 15/05/2014.

Mục tiêu:

Về kiến thức:

- Học viên có kiến thức chuyên sâu về phương pháp và kỹ năng giảng dạy bộ môn Toán; có kỹ năng vận dụng kiến thức vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp; có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo; giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, trường THPT, THCS ...

- Có năng lực hình hành các ý tưởng khoa học, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học một cách độc lập.

- Có năng lực đánh giá, phản biện, tổng hợp các kết quả, sản phẩm nghiên cứu khoa học từ những nghiên cứu khác.

- Bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học; Cung cấp các kiến thức nền tảng hiện đại và những ứng dụng của Toán.

- Học viên đạt trình độ ngoại ngữ tối thiểu từ bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương theo quy định tại Thông tư 15/2014 BGDĐT ngày 15/05/2014.

Về kĩ năng:

- Nắm vững phương pháp, phương pháp luận cơ bản về phương pháp dạy học bộ môn toán;

- Biết cách triển khai thực hiện sáng tạo các đề tài nghiên cứu khoa học và tiếp cận các hướng nghiên cứu chuyên ngành khác của Toán học.

- Có kỹ năng lựa chọn và vận dụng sáng tạo các phương pháp nghiên cứu cụ thể trong phân tích, giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành LL&PPDH bộ môn Toán.

- Có khả năng khai thác, tổng hợp tài liệu, kỹ năng thực tế, khai thác thông tin, lấy thông tin từ thực tế.

- Có khả năng tự học tập, tự bồi dưỡng, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có thể thực hiện công việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy thuộc lĩnh vực liên quan;

- Có kỹ năng tự đổi mới, tự học, tự nghiên cứu (khoa học cơ bản và khoa học giáo dục) để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.- Có các kỹ năng mềm trong giao tiếp: Giao tiếp bằng văn bản, giao tiếp cộng đồng, bằng phương tiện thông tin truyền thông, bằng công nghệ thông tin.

Về thái độ:

- Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách pháp luật của nhà nước.

-  Yêu thiên nhiên, đất nước.

-  Yêu nghề, tôn trọng và có tinh thần trách nhiệm cao.

-  Có văn hoá giao tiếp.

-  Có ý thức rèn luyện để hoàn thiện nhân cách.

 Các lĩnh vực, triển vọng nghề nghiệp trong tương lai:

- Giáo viên tại các trường đại học, cao đẳng, THPT, THCS ...;

- Chuyên viên về lĩnh vực giáo dục, phương pháp giảng dạy tại các phòng, sở giáo dục và đào tạo; các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và tư vấn phát triển giáo dục và một số lĩnh vực khác

- Có khả năng tự học để hoàn thiện, bổ sung, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Có khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ Tiến sĩ.

8.2.2. Ngành Toán Giải tích

Thời lượng đào tạo: 2 năm; tổng số tín chỉ: 60 tín chỉ

 Yêu cầu về Ngoại ngữ: Học viên đạt trình độ ngoại ngữ tối thiểu từ bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương theo quy định tại Thông tư 15/2014 BGDĐT ngày 15/05/2014.

Mục tiêu:

Về kiến thức:

- Trang bị cho học viên ngành Toán giải tích kiến thức nâng cao, chuyên sâu, cập nhật về Toán học hiện đại và các kiến thức ứng dụng của Toán giải tích, trong đó có ứng dụng ở các trường phổ thông. Chương trình cũng sẽ bước đầu định hướng nghiên cứu sau này cho học viên thông qua luận văn tốt nghiệp.

- Làm chủ kiến thức ngành Toán giải tích, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo; có tư duy phản biện; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo;

- Bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học; Cung cấp các kiến thức nền tảng hiện đại và những ứng dụng của Toán giải tích.

- Nâng cao kiến thức ngoại ngữ và tin học cơ bản nhằm phục vụ nghiên cứu và công tác.

- Mở rộng kiến thức liên ngành; Giải quyết các vấn đề trong đổi mới trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

Về kĩ năng:

- Trang bị cho học viên các phương pháp nghiên cứu, các kĩ năng phát hiện và phân tích vấn đề, đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề, có khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế ở trường phổ thông.

- Có kỹ năng ngoại ngữ trong việc đọc tài liệu chuyên ngành, viết các bài báo khoa học và trình bày các báo cáo khoa học bằng ngoại ngữ.

- Có kĩ năng sử dụng các phần mềm tin học nhằm phục vụ thiết thực cho việc nghiên cứu và giảng dạy toán.

- Đào tạo thạc sĩ Toán học có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, sẵn sàng đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, nền khoa học và sự phát triển của đất nước và nhân loại.

Về thái độ:

- Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc ngành Toán giải tích và đề xuất những sáng kiến có giá trị;

- Có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn;

- Đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ;

- Bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn;

- Có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch;

- Có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn;

- Có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao;

- Có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình công tác;

- Sau khi tốt nghiệp học viên có khả năng biên soạn giáo trình đại học;

- Có thể trở thành cán bộ chuyên môn vững để tham gia giảng dạy ở các trường đại học, nghiên cứu ở các viện, ứng dụng toán học vào các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghiệp, kinh tế và giảng dạy toán ở trường phổ thông.

 Các lĩnh vực, triển vọng nghề nghiệp trong tương lai:

- Giáo viên tại các trường đại học, cao đẳng, THCS, THPT,...;

- Chuyên viên về lĩnh vực giáo dục, phương pháp giảng dạy tại các phòng, sở giáo dục và đào tạo; các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và tư vấn phát triển giáo dục và một số lĩnh vực khác;

- Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc ngành Toán giải tích và đề xuất những sáng kiến có giá trị;

- Có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn;

- Đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ;

- Bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn;

- Có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch;

- Có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn;

- Có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao;

- Có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình công tác;

- Sau khi tốt nghiệp học viên có khả năng biên soạn giáo trình đại học;

- Có thể trở thành cán bộ chuyên môn vững để tham gia giảng dạy ở các trường đại học, nghiên cứu ở các viện, ứng dụng toán học vào các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghiệp, kinh tế và giảng dạy toán ở trường phổ thông.

8.2.3. Ngành Sinh học thực nghiệm

 Thời lượng đào tạo: 2 năm; tổng số tín chỉ: 60 tín chỉ

 Yêu cầu về Ngoại ngữ: Học viên đạt trình độ ngoại ngữ tối thiểu từ bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương theo quy định tại Thông tư 15/2014 BGDĐT ngày 15/05/2014.

Mục tiêu:

Về kiến thức:

- Học viên có kiến thức chuyên sâu về sinh học; có kỹ năng ứng dụng kiến thức vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp; có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo.

- Biết tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học; xây dựng giả thiết khoa học, soạn đề cương nghiên cứu, triển khai nghiên cứu, viết báo cáo khoa họ, ứng dụng triển khai kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

- Có khả năng đáp ứng các yêu cầu về đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục ở phổ thông, có đủ năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thiết bị tiên tiến, hiện đại trong dạy học để nâng cao chất lượng giờ dạy.

- Nắm được các nhiệm vụ phát triển giáo dục về quy mô, chất lượng, hiệu quả… phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có khả năng học tập nâng cao lên trình độ Tiến sỹ.

- Học viên đạt trình độ ngoại ngữ tối thiểu từ bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương theo quy định tại Thông tư 15/2014 BGDĐT ngày 15/05/2014.

Về kĩ năng:

- Nắm vững phương pháp, phương pháp luận cơ bản về sinh học thực nghiệm;

- Biết cách triển khai thực hiện sáng tạo các đề tài nghiên cứu khoa học và tiếp cận các hướng nghiên cứu.

- Có kỹ năng lựa chọn và vận dụng sáng tạo các phương pháp nghiên cứu cụ thể trong phân tích, giải quyết các vấn đề.

- Có khả năng khai thác, tổng hợp tài liệu, kỹ năng thực tế, khai thác thông tin, lấy thông tin từ thực tế.

- Có khả năng tự học tập, tự bồi dưỡng, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có thể thực hiện công việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy thuộc lĩnh vực liên quan;

- Có kỹ năng tự đổi mới, tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

- Có các kỹ năng mềm trong giao tiếp: Giao tiếp bằng văn bản, giao tiếp cộng đồng, bằng phương tiện thông tin truyền thông, bằng công nghệ thông tin.

Về thái độ:

- Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách pháp luật của nhà nước.

-  Yêu thiên nhiên, đất nước.

-  Yêu nghề, tôn trọng và có tinh thần trách nhiệm cao.

-  Có văn hoá giao tiếp.

-  Có ý thức rèn luyện để hoàn thiện nhân cách.

 Các lĩnh vực, triển vọng nghề nghiệp trong tương lai:

- Giáo viên tại các trường đại học, cao đẳng, THCS, THPT, ...;

- Chuyên viên về lĩnh vực giáo dục, phương pháp giảng dạy tại các phòng, sở giáo dục và đào tạo; các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và tư vấn phát triển giáo dục và một số lĩnh vực khác

- Có khả năng tự học để hoàn thiện, bổ sung, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Có khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ Tiến sĩ.

9. Chế độ chính sách dành cho sinh viên

Thực hiện đầy đủ các chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ sinh viên thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên dân tộc, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn,…

10. Các hình thức thi đua, khen thưởng đã được ghi nhận

a. Tóm tắt những thành tích chung đã đạt được

- Nhiều năm liền đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Được nhận Cờ thi đua đơn vị xuất sắt tiêu biểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Tập thể Khoa được tặng 02 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;

- Được tặng nhiều Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, UBND các tỉnh Sơn La, Điện Biên;

- Nhiều lượt cán bộ giảng viên của khoa đã được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, Ban ngành và các tổ chức đoàn thể ở Trung ương và địa phương.

- Được nhận cờ của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La tặng chi bộ Trong sạch vững mạnh tiêu biểu.      

 b. Các hình thức khen thưởng đã được ghi nhận trong 5 năm gần đây

- Tập thể:  

+ 05 năm liền Khoa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận là Tập thể Lao động xuất sắc; Được nhận Cờ thi đua Đơn vị xuất sắt tiêu biểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ 02 lần được nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 01 Bằng khen của Ban Chỉ đạo Tây Bắc; 01 Bằng khen 5 của UBND tỉnh Điện Biên;  02 Bằng khen của Tỉnh ủy tỉnh Sơn La;  01 Bằng khen của BCH Công đoàn giáo dục Việt Nam; 01 Bằng khen của TW Đoàn TNCS Hồ Chí Min; 02 Bằng khen của Tỉnh đoàn Sơn La.

+ 04 năm liền chi bộ Khoa đều đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu.

- Cá nhân: 

+ 03 lượt cá nhân được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận là Chiến sĩ thi đua cấp Bộ  

+ 30 lượt cá nhân được công nhận đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở

          + Có 02 cá nhân được tặng Bằng khen của  Thủ tướng Chính phủ

+ Có 10 lượt cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo

           + Có 03 lượt cá nhân được tặng Bằng khen của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La

          + Có 03 lượt cá nhân được tặng Bằng khen của UBND tỉnh Sơn La

+ Có 05 lượt cá nhân được tặng Bằng khen của Ban chấp hành Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

           + Có 03 lượt cá nhân được tặng Bằng khen của Ban chấp hành Công đoàn giáo dục Việt Nam

          + Có 16 cá nhân được tặng  Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục

          + Có 02 cá nhân được tặng Kỷ niệm chương Vì thế hệ trẻ

            Ngoài ra, còn có nhiều lượt tập thể và cá nhân được nhận Bằng khen và giấy khen của các cấp tổ chức đoàn thể ở Trung ương và địa phương. 

11. Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới

            - Tăng cường công tác xây dựng, bồi dưỡng và năng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên;

            - Tập trung vào việc rà soát, điều chỉnh các chương trình đào tạo, tổ chức bồi dưỡng tập huấn cho GV nắm vững quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ;

            - Tăng cường củng cố và nâng cao hiệu quả của cơ sở vật chất, các trang thiết bị dạy học;

            - Tăng cường các biện pháp đổi mới nội dung và phương pháp dạy học vào nhà trường, chú ý tới việc áp dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào NCKH và giảng dạy, đặc biệt là việc ứng dụng CNTT vào dạy học;

            - Tập trung quan tâm đến việc định hướng đề tài NCKH của giảng viên và sinh viên, đáp ứng với các nhu cầu thực tiễn hiện nay;

            - Tham mưu và đề xuất mở thêm nhiều ngành mới phù hợp với yêu cầu của xã hội, đặc biệt là các yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho các vùng Tây Bắc.

            - Mở rộng liên kết trong nước và quốc tế để giao lưu, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn.

12. Thông tin liên hệ

Văn phòng Khoa KHTN-CN:

Phòng 306, Nhà A, Trường Đại học Tây Bắc

Tổ 2, phường Quyết Tâm, TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Việt Nam

Liên hệ văn phòng Khoa:

Thường trực Văn phòng: chuyên viên Phạm Thị Đỉnh

Điện thoại: (0212) 3 799 663. Di động: 0946.054.255

Email:

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

           Logo Khoa: