Chuẩn đầu ra chuyên ngành Sinh học thực nghiệm

1. Về phẩm chất đạo đức

1.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân

  • Đào tạo trình độ thạc sĩ có lập trường chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt và ý thức xã hội tốt của người công dân xã hội chủ nghĩa;
  • Giao tiếp, ứng xử, xây dựng, giữ gìn các mối quan hệ với đồng nghiệp, với học sinh, với xã hội theo chuẩn mực nhà giáo;
  • Thích ứng nhanh với những thay đổi kinh tế, xã hội, môi trường công tác.

1.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

  • Có kĩ năng thực hành, có năng lực phát hiện, giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành khoa học Sinh học, khả năng tham gia nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu khoa học, viện nghiên cứu thuộc ngành Sinh học, Sinh thái học, Môi trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực Sinh học;
  • Có tác phong làm việc khoa học và tính chuyên nghiệp trong giải quyết các vấn đề về dạy học và nghiên cứu khoa học, thích ứng nhanh với những yêu cầu đổi mới trong chuyên môn và quản lý giáo dục;
  • Trung thực trong chuyên môn, trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao thành tựu khoa học công nghệ vào thực tiễn đời sống và sản xuất;
  • Tiếp tục rèn luyện phẩm chất của cán bộ viên chức trong ngành giáo dục, giáo dục lòng yêu nghề, gắn bó với khoa học Sinh học, không ngừng phấn đấu cho sự tiến bộ của bản thân trong công tác, trong lĩnh vực chuyên môn, khoa học chuyên ngành.

1.3. Phẩm chất đạo đức xã hội

  • Có phẩm chất đạo đức và ý chí chính trị tốt, chấp hành tốt đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
  • Phát huy tính sáng tạo, tiếp thu cái mới, say mê nghiên cứu phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước;
  • Có tinh thần hợp tác tốt trong môi trường công tác và các môi trường hoạt động xã hội.

2. Về kiến thức

2.1. Kiến thức giáo dục đại cương

  • Nắm vững nề tảng triết học, chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Có phương pháp luận nghiên cứu khoa học tiên tiến áp dụng vào giải quyết các vấn đề của ngành Sinh học, chuyên ngành Sinh học thực nghiệm.

2.2. Kiến thức cơ sở

  • Tổng hợp các kiến thức chuyên sâu về cơ sở sinh học hiện đại. Phân tích và tổng hợp được các vấn đề lý thuyết nâng cao của chương trình môn sinh học ở bậc phổ thông;
  • Phân tích được các vấn đề lý luận trong công tác quản lý, thiết kế và xây dựng chương trình môn học;
  • Phân tích và hệ thống được các vấn đề về lý thuyết và thực nghiệm nâng cao, chuyên sâu về chuyên ngành sinh học ở bậc phổ thông và đại học.

2.3. Kiến thức chuyên ngành

  • Xác định và phân tích được quan điểm, cơ sở phương pháp luận của sinh học thực nghiệm, cơ sở của việc vận dụng lý luận vào thực tiễn dạy học, ứng dụng các vấn đề sinh học vào thực tiễn sản xuất;
  • Nắm chắc phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung, cơ sở khoa học của chương trình sinh học thực nghiệm và giáo dục Sinh học nói riêng;
  • Rèn luyện năng lực nghiên cứu cho học viên: xây dựng giả thuyết khoa học, soạn đề cương nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu, xử lý các tình huống chuyên môn, phát hiện và giải quyết các vấn đề nghề nghiệp, dễ dàng thích nghi với các hoạt động nghiệp vụ và những tiến bộ trong khoa học và công nghệ;
  • Trên cơ sở vốn kiến thức sâu, rộng, liên ngành và năng lực nghiên cứu độc lập, học viên có thể tiếp tục tự đào tạo hoặc tự bồi dưỡng một chuyên ngành mới; tập trung bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu; mở rộng kiến thức liên ngành.
  • Phân tích được bản chất của công nghệ sinh học hiện đại, lựa chọn được phương pháp dạy, học và ứng dụng các vấn đề sinh học phù hợp vào thực tiễn công tác giáo dục sản xuất;
  • Nắm bắt và phân tích được các xu thế nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các vấn đề sinh học ở bậc phổ thông và đại học. Cập nhật các vấn đề sinh học nói chung và công nghệ sinh học hiện đại.

2.4. Luận văn

  • Luận văn phải là một vấn đề khoa học cụ thể, chuyên sâu liên quan đến sinh học thực nghiệm nói riêng, chương trình sinh học ở bậc phổ thông và đại học nói chung. Đề tài luận văn phải được hội đồng chuyên môn thông qua và Hiệu trưởng ra quyết định giao đề tài và cán bộ hướng dẫn;
  • Kết quả nghiên cứu trong luận văn phải là kết quả lao động của chính tác giả và chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào của tác giả khác;
  • Nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn phải thể hiện tác giả nắm vững và vận dụng được các kiến thức về lý thuyết và thực tiễn để nghiên cứu các vấn đề chuyên môn, chứng tỏ được khả năng nghiên cứu của tác giả;
  • Luận văn phải được trình bày mạch lạc, rõ ràng, theo trình tự: mở đầu, các chương, kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả và những người liên quan đến luận văn, tài liệu tham khảo và phụ lục (nếu có);
  • Luận văn có khối lượng từ 70 - 120 trang A¬4, được chế bản theo quy định;
  • Luận văn phải đáp ứng được các yêu cầu cụ thể khác theo quy định của Trường Đại học Tây Bắc.

3. Về kỹ năng

3.1. Kỹ năng chuyên môn

  • Phân tích và giải thích được cơ sở sinh học của tri thức sinh học thực nghiệm trong chương trình phổ thông, đại học và các vấn đề thực tiễn ứng dụng vào lao động sản xuất;
  • Vận dụng được các kiến thức sinh học thực nghiệm vào thực tiễn công tác giảng dạy, học tập môn sinh học ở bậc phổ thông và đại học, nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao các thành tựu sinh học vào thực tiễn sản xuất;
  • Tổ chức hoạt động nhận thức, phát triển tư duy, năng lực học sinh trong dạy - học môn sinh học ở trường phổ thông và đại học. Đổi mới công tác đánh giá kết quả học tập, đánh giá năng lực thực nghiệm của người học;
  • Xây dựng và phát triển chương trình dạy học, nghiên cứu và vận dụng các kiến thức sinh học thực nghiệm vào thực tiễn công tác ứng dụng chuyển giao các thành tựu sinh học vào thực tiễn sản xuất theo yêu cầu của xu hướng phát triển sinh học hiện đại; cập nhật, khai thác, xử lý các thông tin về những thành tựu tiến bộ các ngành khoa học có liên quan đến sinh học thực nghiệm;
  • Tổ chức các hoạt động nghiên cứu một đề tài cụ thể, phát hiện, tư duy, giải quyết các vấn đề của lý luận và thực tiễn về các lĩnh vực có liên quan tới chuyên ngành một các có hệ thống, nâng cao khả năng làm việc độc lập, sáng tạo;
  • Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học, thí nghiệm thực hành hiện đại, phù hợp trong việc dạy và học sinh học thực nghiệm có hiệu quả.

3.2. Kỹ năng ngoại ngữ

  • Rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc, hiểu và vận dụng tốt các tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh;
  • Có khả năng sử dụng tiếng Anh phù hợp và đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp để nâng cao hiệu quả học tập, nghiên cứu và vận dụng các vấn đề sinh học thực nghiệm.

4. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

4.1. Năng lực tự chủ

  • Có năng lực tự định hướng phát triển cá nhân, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn giáo dục, nghiên cứu và vận dụng các vấn đề sinh học thực nghiệm; cập nhật, triển khai các thành tựu mới nhất về sinh học ở Việt Nam và trên thế giới cho các ngành, các địa phương;
  • Có năng lực làm việc hợp tác trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu và chuyển giao các thành tựu sinh học thực nghiệm vào thực tiễn.

4.2. Năng lực tự chịu trách nhiệm

  • Có năng lực bảo vệ và tự chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn thuộc lĩnh vực được đào tạo.

5. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp

  • Có năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học sinh học ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và hệ thống trường phổ thông; có năng lực ứng dụng và chuyển giao các thành tựu công nghệ sinh học vào thực tiễn đời sống sản xuất phù hợp với địa phương và đất nước;
  • Có khả năng đảm nhiệm công tác quản lý trong các tổ chức, cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục, đào tạo, các viện nghiên cứu về sinh học và giáo dục chuyên ngành.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ của người học sau khi tốt nghiệp

  • Có khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu các vấn đề chuyên ngành sinh học thực nghiệm hoặc những chuyên ngành gần ở những bậc đào tạo cao hơn;
  • Có khả năng tham gia các lớp tập huấn dành cho chuyên ngành và những chuyên ngành gần phục vụ cho công tác đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, ứng dụng và chuyển giao thành tựu công nghệ sinh học ở Việt Nam.