TỔNG QUAN

Bộ môn Vật lý được thành lập theo Quyết định số 786/QĐ-ĐHTB ngày 04/9/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc.
Tổng số giảng viên trong bộ môn là 8, trong đó có 2 Tiến sĩ, 6 Thạc sĩ. Các giảng viên trong bộ môn đều được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn tốt, nghiệp vụ vững vàng.
 

DANH SÁCH GIẢNG VIÊN

Image ALT

PGS. TS. Phạm Thế Song

Trưởng Bộ môn
Trưởng nhóm nghiên cứu Vật lý và giáo dục STEAM
Giảng viên cao cấp

Image ALT

ThS. Phạm Ngọc Thư

Giảng viên

Image ALT

ThS. Phạm Hồng Sơn

Giảng viên

Image ALT

ThS. Lò Ngọc Dũng

Giảng viên

Image ALT

ThS. Nguyễn Thanh Lâm

Phó Trưởng Bộ môn
Giảng viên chính

Image ALT

TS. Khổng Cát Cương

Phó Trưởng phòng Sau Đại học
Giảng viên chính

Image ALT

TS. Lê Thu Lam

Giảng viên chính

Image ALT

ThS. Doãn Phương Lan

Giảng viên

HOẠT ĐỘNG

Bộ môn đã tham gia đào tạo 15 khóa học đại học hệ chính quy thuộc các ngành: Sư phạm Vật lí và Sư phạm Toán Lí; Sư Phạm tin; Công nghệ Thông tin, cùng các ngành kinh tế nông lâm.
Bộ môn đã và đang chủ trì 04 đề tài cấp Bộ, 03 đề tài cấp Tỉnh, nhiều đề tài cấp cơ sở. Nhiều công trình tiêu biểu đã được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành uy tín trong nước và quốc tế. Bộ môn có mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với Khoa Vật lý Trường ĐHSP Hà Nội 1, Khoa Vật lý Trường ĐHSP Hà Nội 2, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Viện Vật lý - Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam.
Bộ môn đã và đang tham gia công tác biên soạn giáo trình, tài liệu chuyên khảo, tài liệu tham khảo, một số tài liệu đã được sử dụng trong công tác giảng dạy trong chương trình đào tạo hiện hành của Nhà trường.
- Bộ môn trực thuộc có nhiệm vụ tham gia nghiên cứu khoa học gắn với đào tạo;
- Tham gia xây dựng đề cương, tuyển chọn các đề tài, nghiệm thu các đề tài của bộ môn, giúp đỡ các đề tài thực hiện đúng tiến độ;
- Khuyến khích các giảng viên trong đơn vị nghiên cứu, thu thập thông tin khoa học, tham gia viết bài cho các tạp chí thông tin khoa học, trước hết là tạp chí Thông tin khoa học của Nhà trường;
- Tổ chức, khích lệ sinh viên nghiên cứu khoa học và làm luận văn tốt nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của đơn vị.
- Xây dựng dự toán ngân sách cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của bộ môn trình khoa và Hiệu trưởng phê duyệt, sử dụng kinh phí đúng mục đích, đạt hiệu quả cao;
- Quản lý cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo, quản lý cơ sở vật chất của văn phòng bộ môn, đảm bảo sử dụng đúng mục đích;
- Đề xuất mua sắm giáo trình, tài liệu phục vụ cho giảng dạy;
- Bộ môn trực thuộc Trường tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức thuộc đơn vị; quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức theo các quy định hiện hành của Nhà nước và của Trường.
- Tham gia quá trình đào tạo các cấp học trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành hoặc liên ngành ở các hình thức: chính quy, liên thông, không chính quy theo kế hoạch đào tạo của Nhà trường;
- Tổ chức biên soạn, cải tiến, bổ sung, hoàn thiện mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo các chuyên ngành do Hiệu trưởng giao;
- Tổ chức viết giáo trình, tài liệu tham khảo thuộc các chuyên ngành do bộ môn quản lý;
- Quản lý và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo sau khi đã được Hiệu trưởng phê duyệt;
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, thi giảng dạy giỏi của giảng viên thuộc đơn vị quản lý theo kế hoạch;
- Tổ chức nghiên cứu và áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến (theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy và học), phù hợp với đối tượng sinh viên và điều kiện cơ sở vật chất của Nhà trường;
- Tham gia công tác cố vấn, tổ chức thực hiện kế hoạch rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, kiến tập, thực tập nghề nghiệp để không ngừng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho sinh viên;
- Tham gia tổ chức thực hiện quy trình thi kết thúc học phần (làm đề, duyệt đề, coi thi, chấm thi, báo điểm) theo kế hoạch của Trường.