Thực hiện kế hoạch Seminar của Bộ môn Công nghệ Thông tin năm học 2024 – 2025, vào hồi 14h ngày 26/12/2024, tại Văn phòng Bộ môn Công nghệ Thông tin đã tổ chức seminar tháng 12 với ba báo cáo: Giới thiệu về bài toán S-Club, Công nghệ Deepfake trong nhận dạng khuôn mặt, Khai thác một số công cụ Gen AI trong thiết kế bài giảng. Tham dự buổi Seminar có TS. Nguyễn Duy Hiếu - Trưởng phòng Bảo đảm chất lượng và Thanh tra pháp chế, TS. Phạm Đình Thành - Phó Trưởng khoa KHTN - CN, ThS. Phan Trung Kiên - Phó Trưởng Bộ môn CNTT VÀ các giảng viên trong Bộ môn Công nghệ Thông tin, cùng các sinh viên ngành Sư phạm Tin học.
Các báo cáo seminar mang lại nhiều kiến thức và góc nhìn mới mẻ về các vấn đề nổi bật trong lĩnh vực khoa học máy tính và công nghệ thông tin.
1. Giới thiệu về bài toán S-Club, người trình bày: TS. Phạm Đình Thành
TS. Phạm Đình Thành đã mở đầu seminar với bài trình bày về bài toán S-Club, một vấn đề quan trọng trong lý thuyết đồ thị. Bài toán này tập trung vào việc tìm kiếm các nhóm đỉnh đặc biệt, được gọi là "s-clubs", trong một đồ thị. Những nhóm này có ý nghĩa lớn trong việc phân tích mạng xã hội, tối ưu hóa hệ thống mạng và nhiều ứng dụng khác trong khoa học máy tính.
2. Công nghệ Deepfake trong nhận dạng khuôn mặt, người trình bày: ThS. Nguyễn Văn Hải
Tiếp theo, ThS. Nguyễn Văn Hải đã mang đến một bài thuyết trình đầy ấn tượng về công nghệ Deepfake và những thách thức mà công nghệ này đặt ra trong lĩnh vực nhận dạng khuôn mặt. Thầy đã chỉ ra:
+ Nguy cơ: Deepfake có thể giả mạo hình ảnh, video giống như thật, gây rủi ro nghiêm trọng, đặc biệt trong ngành ngân hàng và các lĩnh vực yêu cầu bảo mật cao.
+ Giải pháp: Phân tích các phương pháp phát hiện và phòng tránh Deepfake, giúp nâng cao nhận thức và an ninh mạng.
3. Khai thác một số công cụ Gen AI trong thiết kế bài giảng, người trình bày: ThS. Nguyễn Thị Thanh Hà
Kết thúc seminar, ThS. Nguyễn Thị Thanh Hà đã chia sẻ những ứng dụng thực tiễn của công nghệ AI trong lĩnh vực giáo dục qua bài trình bày về khai thác công cụ Gen AI trong thiết kế bài giảng. Hai nội dung chính được trình bày gồm:
+ Tổng quan về ứng dụng công nghệ AI trong dạy học: Phân tích vai trò của AI trong việc hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, tối ưu hóa thời gian chuẩn bị tài liệu và nâng cao trải nghiệm học tập.
+ Các công cụ AI tiêu biểu ứng dụng trong dạy học: Giới thiệu hai công cụ nổi bật:
*) Canva AI: Hỗ trợ thiết kế bài giảng trực quan, sáng tạo với giao diện thân thiện.
*) MAGICSCHOOL AI: Cung cấp các giải pháp thông minh để xây dựng nội dung học tập hấp dẫn và phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Seminar đã kết thúc với phần thảo luận sôi nổi từ các giảng viên và sinh viên tham gia. Đây là cơ hội quý giá để các thành viên trong bộ môn mở rộng kiến thức chuyên môn, trao đổi ý tưởng và định hướng cho các nghiên cứu tương lai.
Dưới đây là một số hình ảnh của buổi Seminar:
Ảnh 1. TS. Phạm Đình Thành trình bày báo cáo về Giới thiệu về bài toán S-Club
Ảnh 2. Th.S Nguyễn Văn Hải trình bày báo cáo về Công nghệ Deepfake trong nhận dạng khuôn mặt
Ảnh 3. Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà trình bày báo cáo Khai thác một số công cụ Gen AI trong thiết kế bài giảng