CV

Quá trình đào tạo & Công tác chuyên môn

Quá trình đào tạo

Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
Năm tốt nghiệp: 1999

Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Sinh học

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm cấp bằng: 2003

Hoàn thành chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học Sinh học.

Trường đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên
Năm cấp bằng: 2015

Hoàn thành chương trình Tiến sĩ chuyên ngành Di truyền học.

Công tác chuyên môn

Trường Đại học Tây Bắc
08/2019 đến nay

Giảng viên, Phó Trưởng Khoa Khoa học Tự nhiên - Công nghệ

Trường Đại học Tây Bắc
05/2006 - 08/2019

Giảng viên Khoa Sinh - Hóa

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
12/1999 - 05/2006

Giảng viên

Các hướng nghiên cứu chính

  • Thu thập thông tin về hệ gen và gen CP của SMV, thiết kế cặp mồi nhân đoạn gen CP, tách dòng và xác định trình tự đoạn gen CP từ SMV. Phân tích sự đa dạng về trình tự đoạn gen CP, trình tự amino acid suy diễn của gen CP phân lập từ SMV Việt Nam và một số trình tự đã công bố trên Ngân hàng gen quốc tế
  • Phân tích sự tương đồng của gen CP trong hệ gen của SMV và BYMV phân lập từ nhiều nguồn khác nhau. Xác định đoạn bảo thủ của gen CP và tổng hợp nhân tạo đoạn CPi từ thông tin về gen CP
  • Thiết kế vector chuyển gen mang cấu trúc RNAi chứa đoạn gen CPi của SMV và của hai loài SMV và BYMV bằng kỹ thuật Gateway. Biến nạp vector chuyển gen mang đoạn gen CPi đã thiết kế vào A. tumefaciens tái tổ hợp
  • Biến nạp cấu trúc RNAi vào cây thuốc lá. Phân tích sự có mặt của đoạn gen CPi của hai loài SMV và BYMV trên cây thuốc lá chuyển gen bằng kỹ thuật PCR. Đánh giá tính kháng đối với SMV và BYMV của cây chuyển gen so với cây đối chứng không chuyển gen
  • Chuyển cấu trúc RNAi vào cây đậu tương thông qua A. tumefaciens. Phân tích, xác định sự có mặt của đoạn gen chuyển CPi trên cây đậu tương chuyển gen
  • Bảo tồn một số loài cây thuốc bản địa bằng ứng dụng công nghệ Sinh học

Các đề tài NCKH đã và đang tham gia

 

TT

 

Tên đề tài/dự án nghiên cứu

Năm bắt đầu/
Năm hoàn thành

 

Đề tài/dự án cấp

 

Trách nhiệm tham gia

Xếp loại

1

Rèn luyện kỹ năng dạy học tích cực cho Sinh viên sư phạm- Khoa Sinh – KTNN – Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên

2003-2004.

Cấp Cơ sở

Chủ trì

Tốt

2

So sánh SGK THPT Lào và Việt Nam môn Sinh học

2011-2012

Cấp Cơ sở

Chủ trì

Tốt

3

Nghiên cứu đặc điểm sinh học và thành phần hóa học của cây Lan kim tuyến ở Sơn La.

2019-2020

Cấp Cơ sở

Chủ trì

Tốt

Công trình khoa học đã công bố

Bài báo khoa học

    [1]. Lo Thi Mai Thu, Le Van Son, Chu Hoang Ha, and Chu Hoang Mau (2014). Development of RNAi-Based Vector Aims at Creating Antiviral Soybean Plants in Vietnam. International Journal of Bioscience, Biochemistry and Bioinformatics (IJBBB), Vol. 4, No. 3, pp. 208-211

    [2]. Lò Thị Mai Thu, Phạm Thanh Tùng, Lê Văn Sơn, Chu Hoàng Hà, Chu Hoàng Mậu (2013). Thiết kế vector mang cấu trúc RNAi chứa đoạn gen CP của SMV và BYMV. Tạp chí sinh học 35 (3), tr. 129-135

    [3]. Lò Thị Mai Thu, Nguyễn Thu Hiền, Chu Hoàng Hà, Chu Hoàng Mậu (2014). Chuyển gen qua nách lá mầm ở đậu tương nhờ vi khuẩn A. tumefaciens. Tạp chí khoa học&Công nghệ- Đại học Thái Nguyên, 115 (01), tr. 3-12

    [4]. Lò Thị Mai Thu, Lê Hồng Trang, Chu Hoàng Hà, Chu Hoàng Mậu (2014). Nghiên cứu tạo cây đậu tương chuyển gen kháng soybean mosaic virus và bean yellow mosaic virus. Tạp chí khoa học&Công nghệ- Đại học Thái Nguyên, 115 (02), tr. 111-115

    [5]. Lò Thị Mai Thu, Hoàng Hà, Lê Văn Sơn, Chu Hoàng Hà, Chu Hoàng Mậu (2014). Đặc điểm của đoạn gen mã hóa coat protein phân lập từ Soybean Mosaic Virus. Tạp chí sinh học 36, tr. 283-292

Các bài viết đăng trên Kỷ yếu hội nghị, hội thảo

Sách/giáo trình

STT

Tên Sách/giáo trình

Năm

Nơi xuất bản

1

Công nghệ Sinh học: Nguyên lý và ứng dụng nâng cao khả năng kháng virus ở đậu tương

2020

Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nôi